fbpx

Cải tiến khả năng quản lý doanh nghiệp bằng “cuộc cách mạng” nhãn in RFID

Th10 3, 2022Kinh doanh & Trang chủ, Máy in và Máy quét

Cải tiến khả năng quản lý doanh nghiệp bằng “cuộc cách mạng” nhãn in RFID

Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu luôn là mục tiêu tham vọng và đầy thách thức của nhiều nhà sản xuất nội địa. Nhờ đầu tư hợp lý vào máy in Epson ColorWorks, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bao bì và nhãn mác Avery Dennison đã thay đổi cục diện thị trường với nhãn RFID đột phá, giúp cải thiện quy trình kiểm soát và luân chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp Việt ở quy mô châu lục với tốc độ chưa từng có.

Nhãn in RFID: “Vũ khí” của doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi số

Về cơ bản, nhãn RFID là loại thẻ Thông minh (Smart Cards) chứa toàn bộ thông tin của hàng hóa và sử dụng công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). RFID có thể được xem là một công nghệ của tương lai, hữu dụng cho nhiều loại công việc khác nhau có liên quan đến hàng hóa, kho bãi. Bằng việc sử dụng nhãn RFID, nhân viên có thể tiến hành kiểm tra lượng sản phẩm khổng lồ đang lưu kho trong thời gian rất ngắn thông qua hệ thống không dây thay vì phải quét từng mã vạch một cách thủ công.

Hệ thống RFID gồm 2 phần: nguồn phát – thẻ RFID và thiết bị nhận (đầu đọc RFID). Trong quá trình vận hành, toàn bộ thông tin được lưu trữ, đối chiếu và thống kê bằng một phần mềm quản lý duy nhất. Nhờ sử dụng sóng vô tuyến, thông tin về sản phẩm có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ đồng thời xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

                                 Thẻ RFID đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp

Nói một cách dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng bạn là 1 nhân viên kho bãi trong một không gian rộng lớn 10.000m2 với hàng nghìn sản phẩm cần kiểm tra mẫu mã, kích thước, số lượng. Khối lượng công việc khi còn sử dụng nhãn mác barcode truyền thống sẽ tiêu tốn ước tính khoảng 24 giờ làm việc của bạn. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp bạn đã nâng cấp nhãn RFID cho hàng hóa và đột nhiên thời gian làm công việc trên giảm xuống chỉ còn 2-3 tiếng chỉ bằng cách đi “dạo” dọc theo các kệ hàng.

Tính ứng dụng của nhãn RFID cũng khá đa dạng. Bất cứ công việc nào gắn liền với quản lý danh mục, thống kê đều có thể dùng nhãn in RFID để tối ưu hóa lượng công việc, giúp đẩy nhanh quá trình số hóa của doanh nghiệp, giảm khối lượng công việc và tăng lợi nhuận thụ động. Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến bao gồm:

  • Tối ưu hóa giao thông: Nhãn RFID đóng vai trò rất lớn trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và lưu lương xe lưu thông tại các trạm thu phí tự động thông qua thẻ VETC (Etag) và ePass, hai nhãn RFID này hỗ trợ thu phí tự động khi qua trạm mà không cần dừng chờ thanh toán được áp dụng từ tháng 8/2022. Việc giảm tải số lượng xe chờ tại trạm thu phí cho phép tiết kiệm thời gian di chuyển hàng hóa và tăng lưu lượng vận tải cho tuyến đường huyết mạch, gián tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất của các vùng trọng điểm kinh tế.
  • Theo dõi tệp tài liệu, tài sản công: Hệ thống theo dõi tài liệu bằng nhãn in RFID có thể ngăn chặn thất lạc trong văn phòng hoặc di chuyển ra khỏi tòa nhà.Bệnh viện là một trong những ngành tiên phong sử dụng công nghệ in nhãn RFID để kiểm soát các công cụ phẩu thuật, nguồn cung cấp dược phẩm và theo dõi ngày hiệu lực của dụng cụ y tế và dược liệu, ngân hàng máu,…
  • Quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn kho trong ngành bán lẻ: Theo dõi và quản lý lượng hàng tồn kho hiệu quả với các nhãn in RFID trên hàng hóa, giúp cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích như số lượng, mẫu mã, ngày hết hạn của mặt hàng để hỗ trợ việc luân chuyển hàng, tiết kiệm chi phí và nhân lực hiệu quả.
  • Tự động hóa thư viên: Hàng nghìn đầu sách, tài liệu, DVD được quản lý dễ dàng hơn với nhãn in RFID, giúp giảm đáng kể thời gian tìm kiếm và tình trạng sẵn có của đầu sách. Nhãn RFID hỗ trợ cả việc xác định vị trí của những cuốn sách bị xếp sai hoặc bị thất lạc trong thư viện. Công nghệ này đang được áp dụng để theo dõi hơn hai triệu bản thảo và sách cổ trong thư viện của Vatican.

Nhu cầu thị trường và bước tiến trong việc đầu tư vào tem nhãn RFID

Quy trình sản xuất phức tạp và chi phí in ấn, công nghệ vận hành xung quanh nhãn RFID là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp sản xuất nên việc cắt giảm chất lượng in ấn là giải pháp được xem là tối ưu. Tuy nhiên, nguy cơ chính thường đến từ sản phẩm nhái, chất lượng thấp đang lừa bịp khách hàng khiến các doanh nghiệp nghĩ rằng mình đang mua sản phẩm nhãn in chính hiệu và kỹ thuật công nghệ yếu kém tích hợp trong nhãn khiến hệ thống của doanh nghiệp dễ dàng bị xâm nhập, khai thác.

Với tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam là một thị trường hoàn toàn mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho việc phát triển nhãn in RFID. Ngành in cũng đã có sự chuyển mình khi Epson tận dụng những công nghệ hàng đầu để số hóa kỹ thuật in cho dòng máy in Epson ColorWorks C7510G tân tiến nhằm đón đầu xu hướng nâng cấp nhãn RFID của doanh nghiệp.

Ở phương diện chuyên môn, trong khi các doanh nghiệp in ấn nhãn mác nội địa vẫn đang tìm cách cải thiện và giải quyết các vấn đề liên quan về việc sản xuất nhãn RFID đạt tiêu chuẩn số lượng lớn, tập đoàn Avery Dennison đã chính thức đầu tư vào máy in nhãn màu Epson ColorWorks C7510G từ năm 2019 và đây là một dấu ấn thành công trên hành trình đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất nhãn in RFID của doanh nghiệp, mở ra cơ hội đa dạng hoá mẫu mã và hoàn thiện sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, qua đó mang đến cho khách hàng giải pháp in nhãn RFID chất lượng cao với chi phí hợp lý.

           Avery Dennison nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư và đổi mới công nghệ

Avery Dennison chinh phục nhãn in RFID cùng ColorWorks C7510G

Được cho là mảnh ghép hoàn hảo của Avery Dennison tại Việt Nam, Epson ColorWorks C7510G mang đến lợi thế to lớn cho doanh nghiệp thông qua việc sản xuất nhãn in RFID theo tiêu chuẩn thế giới, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại tại Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng in ấn và lưu trữ thông tin trên nhãn, Epson ColorWorks C7510G giúp Avery Dennison sản xuất ra các bản in nhãn RFID chính xác, sắc nét ngay cả với chi tiết nhỏ và đồng đều về chất lượng ở bất kỳ mức độ phức tạp nào mà các nhãn hàng danh tiếng đặt kỳ vọng. Tốc độ in của ColorWorks C7510G lên đến 300mm/s và quá trình in nhãn được đơn giản hóa mang đến khả năng cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp Avery nhờ hiệu quả sản xuất các đơn hàng lớn chỉ trong 5 ngày.

     

Hiệu suất cao và độ tỉ mỉ trên từng sản phẩm chính là yếu tố giúp Epson ColorWorks

đáp ứng được với nhu cầu từ thị trường

Ngoài ra, Epson ColorWorks C7510G còn hoạt động bền bỉ và tiết kiệm năng lượng với thời gian dừng máy ít, giúp doanh nghiệp giảm hao phí và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Các nhãn in từ Avery Dennison đều đáp ứng trọn vẹn yêu cầu từ khách hàng và nâng cao hình ảnh cùng năng lực hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong tương lai, Avery Dennison vẫn kỳ vọng song hành cùng giải pháp in nhãn màu ColorWorks từ Epson nhằm tiếp tục phát triển bền vững trong việc sản xuất các nhãn in RFID đạt chất lượng với hiệu suất lớn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về quản lý hàng hóa, sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Sự hợp tác bền vững của 2 doanh nghiệp hàng đầu về in ấn và nhãn mác sẽ góp phần tăng tốc quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt theo lộ trình của Bộ Công Thương trước năm 2025.

 

Liên kết mạng xã hội với chúng tôi

Share This