Tại sao tôi tin Monozukuri không chỉ là nghệ thuật sản xuất, mà còn là nghệ thuật xã hội
Bởi: Ông Usui, Tổng Giám Đốc, Tập Đoàn Seiko Epson
Khi bắt đầu sự nghiệp là một kỹ sư ngành in vào cuối thập niên 1970, tôi khó mà tưởng tượng được rằng Epson sẽ trở thành công ty như hiện nay: một doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đi đầu với sứ mệnh làm cho xã hội và thế giới mà chúng ta đang sống một tốt đẹp hơn. Mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Epson không chỉ đơn thuần là một công ty máy in, trong thời đại mà công nghệ hiện diện khắp nơi, tôi còn muốn mọi người biết về Epson với những tiến bộ kỹ thuật công nghệ mà nó mang lại.
Chúng tôi đam mê mở rộng các lĩnh vực mới từ công nghệ gốc ban đầu, vì thế khơi dậy khát khao thử những điều mới mẻ và mong muốn tiến gần hơn đến những điều nằm ngoài sức tưởng tượng khi chúng ta chuyển sang một kỷ nguyên mà công nghệ ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mọi người còn ngần ngại chấp nhận lợi ích mà công nghệ sẽ mang lại ước đoán làm tăng năng suất lao động, nhưng đồng thời cũng cảm thấy ngày càng không thể kháng cự lại và đứng ngoài xu thế đó. Với vai trò là một nhà sản xuất, chúng tôi làm giảm bớt những lo ngại này và tạo ra các sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề thực tế và cải thiện cuộc sống của mọi người; là một tổ chức, chúng tôi có trách nhiệm tích hợp công nghệ vào việc tạo ra công ăn việc làm; và là một thành tố xã hội, chúng tôi đón nhận những cơ hội mà công nghệ trao cho.
Nhưng tôi phải thừa nhận rằng công ty chúng tôi không phải lúc nào cũng tập trung vào khách hàng, và có một thời gian chúng tôi lo cạnh tranh nhiều hơn. Sau khi đảm nhiệm vị trí đầu tàu, tôi quyết định tập trung vào mục tiêu Epson sẽ trở thành một công ty có vai trò tích cực không thể thiếu trong xã hội. Tôi luôn coi trọng tinh thần truyền thống Nhật Bản của Monozukuri – nghệ thuật và khoa học trong sản xuất – trong việc giữ gìn tinh thần cung cấp các sản phẩm sáng tạo cho thị trường, và tôi cảm thấy đã đến lúc để trở về những gốc rễ này.
Monozukuri là linh hồn trong mọi thứ chúng tôi làm, từ khi chúng tôi bắt đầu sản xuất các thiết bị đồng hồ có độ chính xác cao cách đây 75 năm, và – trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng tôi thuê nhân công ngoài để sản xuất – chúng tôi tự hào về mô hình kinh doanh hợp nhất theo chiều dọc, điều đó có nghĩa là chúng tôi không chỉ có sản xuất sản phẩm tự thân, mà còn cho phép khả năng phản ảnh nhu cầu thị hiếu khách hàng vào việc thiết kế và tạo ra các sản phẩm này.
Tuy nhiên, nó không chỉ là một triết lý được thể hiện trong mỗi một sản phẩm Epson; nó còn được áp dụng trong cách chúng tôi hoạt động và tôi tin rằng những giá trị vàng son vẫn còn được áp dụng cho thế giới ngày nay và sẽ mãi về sau. Khi chúng ta chuyển sang một thời đại mà nhiều người cảm thấy không có gì là chắc chắn ở thì tương lai, có hai nguyên tắc của Monozukuri mà tôi tin rằng có thể cùng nhịp đập với xã hội bây giờ.
Đầu tiên là nguyên lý “tập trung vào khách hàng”. Mặc dù điều quan trọng là phải có tầm nhìn – dù là cá nhân hay là một tổ chức – tầm nhìn đó cần phải thực tế và đáp ứng được nhu cầu của những gì xung quanh chúng ta. Chính là cách tiếp cận mà chúng tôi thực hiện khi nhìn lại việc phát triển dòng kính thông minh Moverio của Epson. Trong khi những công ty khác nhắm vào việc tiêu thụ, Epson đã nhìn thấy cơ hội riêng để phát triển một sản phẩm là phù hợp với nhu cầu của ngành và nhu cầu kinh doanh. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn, chúng tôi lắng nghe những gì khách hàng của chúng tôi muốn – ví dụ, một cấu trúc cứng cáp và bền hơn; máy ảnh chất lượng cao hơn; và thời lượng pin lâu hơn. Chúng tôi muốn tạo ra một sản phẩm độc đáo, một sản phẩm mà người khác không thể sao chép bởi công nghệ riêng biệt của Epson. Điều này đã mang lại một sản phẩm có tính năng sử dụng cao, đã chứng kiến sự thành công ngày càng tăng trên thị trường và một mô hình mà chúng tôi sẽ tiếp tục tinh chỉnh khi các yêu cầu của các ngành đang phát triển.
Nguyên lý thứ 2 xung quanh việc “không ngừng cải tiến”. Mọi thứ chúng ta làm, nên tập trung vào một mục tiêu lớn hơn, tiếp cận theo một tư duy nhất quán và tạo ra những cải tiến liên tục cho phép chúng ta đạt được mục tiêu đó. Ngay cả khi những thách thức đến từ nội tại, tư duy này sẽ thúc đẩy những điểm mạnh để tiếp tục chiến đấu khi những người xung quanh có thể bỏ cuộc.
Sức mạnh từ nguyên lý này, đã kết hợp với tầm nhìn của chúng tôi trong ngành in vào cuối những năm 80 mà chúng tôi bắt đầu nghĩ về những khả năng trong tương lai mà công nghệ Piezo có thể mang đến trong lĩnh vực in ấn. Những năm 1990, điều này đã thành hiện thực khi tôi được lãnh đạo một nhóm phát triển dự án gồm 80 kỹ sư có tay nghề cao để bắt đầu việc thương mại hóa công nghệ Micro Piezo. Ngày nay, chúng tôi có một trong những dòng máy in phun sáng tạo nhất sử dụng công nghệ này và mang lại nhiều lợi ích về môi trường, hiệu quả và năng suất cho khách hàng.
Ngoài công nghệ ra, tôi cũng áp dụng “thần chú” này trong vai trò là chủ tịch của tôi tại Epson. Kết hợp với nền tảng kỹ thuật của bản thân, tôi đã tìm cách phát triển công ty bằng cách tập trung vào thế mạnh mà chúng tôi có và áp dụng những điểm mạnh này vào những lĩnh vực mà chúng tôi có thể tạo ra giá trị và thực sự tạo sự khác biệt cho cuộc sống của mọi người. Ý tưởng này đã mang lại thành quả trong năm 2016 khi tôi đặt tầm nhìn cho công ty vào bốn lĩnh vực cốt lõi của sự đổi mới: máy in phun, thiết bị nghe nhìn, thiết bị đeo thông minh và robot. Kết quả là, doanh nghiệp của chúng tôi đang tăng trưởng đáng kể trong các phân khúc kinh doanh chiến lược này.
Trên thực tế, Epson ngày nay được xếp hạng là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, với doanh số bán hàng 9 tỷ đô la*, với hơn 81.000 nhân viên làm việc tại 85 văn phòng công ty [1] ở khắp nơi và vững mạnh, nếu không muốn nói là dẫn đầu thị trường với máy in phun, máy chiếu, kính thông minh và robot công nghiệp trong các lĩnh vực trọng tâm này. Chúng tôi cũng là một nhà đổi mới có ảnh hưởng. Chúng tôi dành 1,4 triệu Euro cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) mỗi ngày, nộp khoảng 4.000 bằng sáng chế mới mỗi năm (và sở hữu khoảng 50.000 bằng sáng chế trên toàn cầu) – và chúng tôi đã được bình chọn là một trong 100 nhà sáng tạo hàng đầu thế giới trong sáu năm liên tiếp [2].
Bây giờ chúng tôi đang sẵn sàng viết chương tiếp theo, đưa công ty ngày càng phát triển. Tầm nhìn doanh nghiệp của chúng tôi (Epson 25 Corporate Vision) mà một trong những tăng trưởng dựa trên việc sáng tạo và phát triển bộ sản phẩm tạo ra giá trị gốc và được thiết kế đặc biệt cho thời đại kết nối mới của con người, vạn vật và thông tin. Đó là tầm nhìn mà chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu toàn cầu lên đến 1.700 tỷ yên (khoảng 15 tỷ đô la) vào năm 2025. Tuy nhiên, đó vẫn sẽ là tầm nhìn được xây dựng trên nền tảng tinh thần nghề thủ công, sự cống hiến vì khách hàng và cam kết với trách nhiệm của chúng tôi trong việc giúp bảo vệ thế giới mà tất cả chúng ta đang sống.
Tôi đoán chắc rằng tiềm năng của chúng tôi sẽ làm được nhiều hơn một công ty in ấn đơn thuần. Nó vẫn là một phần cốt lõi tạo nên và định hình chúng tôi, chúng tôi còn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực robot, thiết bị đeo thông minh và máy chiếu nhờ vào công tác nghiên cứu phát triển R & D và di sản sản xuất của chúng tôi – Monozukuri. Mục tiêu của tôi là đổi mới và sáng tạo công nghệ mới với khát vọng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn bởi vì chắc chắn rằng công nghệ sẽ làm thay đổi thế giới của chúng ta. Tôi tin rằng bây giờ là lúc để tất cả chúng ta thực hiện bước tiếp theo và trong thời gian chờ đợi, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện nó.
[1] Số lượng nhân viên và số lượng văn phòng công ty được cập nhật đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2018.
[2] Năm 2017, Epson được liệt kê trong số 100 Nhà sáng chế toàn cầu hàng đầu năm 2016 được công bố bởi Clarivate Analytics có trụ sở tại Philadelphia, tiền thân là Tạp chí Kinh doanh Sở hữu Trí tuệ và Khoa học bởi Thomson Reuters. Epson có tên trong danh sách hàng năm kể từ khi thành lập vào năm 2011.
Posts You May Like
Liên kết mạng xã hội với chúng tôi
0 Comments