Cách mạng hoá sản xuất bằng Robot
Sự trỗi dậy của máy móc
Gần đây, chương trình máy tính “AlphaGo” của Google đã đánh bại người vô địch thế giới về trò chơi Go kinh điển. Chiến công phi thường này đã đưa sự chú ý của thế giới về trí tuệ nhân tạo lên một đỉnh cao mới của sự mê hoặc kinh hoàng. Một số người run sợ trước những cảnh báo đầy cam chịu từ Ngài Stephen Hawking và nhà tương lai học Elon Musk, rằng AI báo trước cho sự kết thúc của loài người. Những người còn lại thì háo hức trông chờ việc bán lẻ robot hình người như Ava trong bộ phim Ex Machina.
Trong khi đó, trở lại thực tế, chúng ta thấy ngành công nghiệp sử dụng robot công nghiệp đang có sự tăng trưởng nhanh chóng khi các nhà sản xuất ngày càng nhìn thấy lợi ích khi đầu tư vào các hệ thống tự động. Theo một báo cáo mới của Allied Market Research[1], thị trường robot công nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 41,17 tỷ USD vào năm 2020, tăng từ 26,78 tỷ USD vào năm 2012. Điều này thể hiện Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép là 5,4% từ 2013 đến 2020.
Theo báo cáo, một lý do cho việc mở rộng thị trường này là sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu tự động hóa ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trên thực tế, việc sử dụng robot trong công nghiệp đã diễn ra vào những năm 1980, kể từ đó, trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997 và 2008, đã có một quỹ đạo tăng trưởng không ngừng, đặc biệt là ở khu vực Châu Á.
Robot trong Sản xuất
Sức hấp dẫn của robot công nghiệp đối với ngành sản xuất của khu vực là gì?
Câu trả lời nằm ở nền kinh tế kinh doanh cởi mở – các nhà sản xuất đã áp dụng các hệ thống robot mà năng suất, độ an toàn và tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm được cải thiện, cũng như linh hoạt hơn trong việc tạo ra các mẫu mã sản phẩm liên tục thay đổi. Nhà sản xuất, trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều thấy được khả năng đơn giản hóa các hoạt động giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả, năng suất làm cho doanh thu ngày càng được cải thiện.
Do đó, công nghệ robot ngày càng trở nên phổ biến đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các thị trường đang phát triển ở châu Á, có xu hướng nhanh nhẹn và linh hoạt hơn khi thực hiện thay đổi.
Một phân khúc quan trọng cho các ứng dụng robot là ngành công nghiệp ô tô. Việc robot hàn và xử lý các bộ phận đã trở nên phổ biến tại các nhà máy tự động trong nhiều thập kỷ, và nhiều cải tiến tinh vi đã được thực hiện trên các dây chuyền sản xuất trong các năm qua, bao gồm tầm nhìn robot và robot hợp tác. Phân khúc này thống trị thị trường năm 2012 ở mức 7,37 tỷ USD, mặc dù có sự chậm lại trong ngành công nghiệp ô tô, chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy sự tăng trưởng nhỏ của robot trong phân khúc này trong tương lai trước mắt.
Tuy nhiên, một loạt các lĩnh vực sản xuất khác lại đang chiếm sự tập trung về sự gia tăng các ứng dụng robot. Điện & điện tử, hóa chất, cao su & nhựa, máy móc, luyện kim, thực phẩm & đồ uống, chăm sóc sức khỏe và nhiều ngành công nghiệp khác đang không ngừng tập trung vào ứng dụng robot công nghiệp. Trong khi các nhà máy sản xuất quy mô lớn mặc nhiên sử dụng một lượng lớn các robot công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong những lĩnh vực này cũng đang có xu hướng tăng cường ứng dụng công nghệ robot để hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện doanh số của mình.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể đến từ phân khúc thực phẩm và đồ uống. Trong báo cáo của Allied Market Research, khi ngành công nghiệp mở rộng, mức tăng trưởng dự đoán là 6,9%.
Có một mối quan ngại phổ biến là sự gia tăng của Robot công nghiệp sẽ đe doạ đến việc làm của người lao động. Trong thực tế, việc tự động hoá này thực sự làm tăng việc làm, cũng như an toàn cho người lao động và chất lượng công việc. Báo cáo của Liên đoàn Robot quốc tế năm 2011 cho thấy ba triệu việc làm được tạo ra từ việc sử dụng một triệu robot và trong năm năm tiếp theo[2], việc tăng cường ứng dụng công nghệ robot trong các lĩnh vực như điện tử và năng lượng thay thế sẽ tạo ra một triệu việc chất lượng cao khác cho con người.
Công nhận tại các nhà máy đã áp dụng công nghệ robot cũng thấy được lợi ích về an toàn. Robot công nghiệp giúp công nhân tránh môi trường làm việc khắc nghiệt, nóng bức và độc hại và chuyển giao các công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại. Những yếu tố này dẫn đến sự cải thiện tổng thể về quy trình và chất lượng sản phẩm
Chúng tôi tin tưởng vào tương lai
Một công ty hàng đầu về robot công nghiệp trong hơn 30 năm là Công ty Epson của Nhật Bản, được công nhận rộng rãi về công nghệ đẳng cấp thế giới trong các lĩnh vực từ máy in, đến hệ thống thực tế tăng cường (AR). Với cơ sở lắp đặt hơn 50.000 robot trong các nhà máy trên toàn thế giới, khách hàng công nghệ robot của Epson trải dài từ các công ty trong nhóm Fortune 100 đến các cửa hàng sản xuất nhỏ, với hàng ngàn ứng dụng khác nhau hiện đang áp dụng trên toàn thế giới.
Một thế mạnh đặc biệt trong dòng sản phẩm robot Epson là robot SCARA và robot 6 trục. Robot SCARA (Cánh tay robot có khớp nối chọn lọc), cũng như robot 6 trục được chế tạo để ứng dụng cho không gian làm việc nhỏ đòi hỏi độ chính xác và tốc độ cao với chi phí thấp. Được sử dụng cho việc lắp ráp các bộ phận nhỏ, robot Epson được trang bị hệ thống xử lý hình ảnh và thị giác tiên tiến cung cấp giao diện để phát triển các ứng dụng thị giác robot.
Epson là công ty hàng đầu về robot SCARA với thị phần toàn cầu chiếm 37,4% về doanh thu và hơn 2.500 con được lắp đặt tại Đông Nam Á. Công ty dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong trung hạn trong khu vực.
Các thị trường trọng điểm của Epson tại khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Trong ASEAN, một thị trường trọng điểm của robot Epson là Indonesia. Indonesia đã nhận ra sự cần thiết của một ngành sản xuất mạnh mẽ, cạnh tranh toàn cầu và chính phủ đang thực hiện các bước quan trọng để hiện thực hóa điều này. Khởi xướng là việc công bố thành lập 36 trung tâm công nghiệp mới trên các hòn đảo khác ngoài Java trong vòng 20 năm tới. Mục tiêu là nâng tỷ lệ các nhà sản xuất hoạt động bên ngoài Java lên 40% vào năm 2025, từ mức hiện tại là 27%.
Epson thấy rằng với sự tập trung vào sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất này, Indonesia đang nhanh chóng trở thành một thị trường trọng yếu cho tự động hóa công nghiệp. Công ty mở Trung tâm Đánh giá Robot tại Jakarta vào quý IV năm 2014, với mục tiêu truyền tải lợi ích cho các nhà sản xuất trong việc đầu tư vào hệ thống robot. Thái Lan và Việt Nam cũng là những thị trường có nhu cầu tự động hóa công nghiệp ngày càng tăng.
Không còn nghi ngờ gì nữa rằng ngành công nghiệp robot đang tăng trưởng, và chuyển đổi nhanh chóng.
Trong một báo cáo mới từ Tractica, giám đốc nghiên cứu Aditya Kaul nói: “Trên toàn thế giới, những người chơi và thị trường mới đang nổi lên để đảm nhận vai trò quan trọng trong sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp robot.”
“Các công nghệ như Trí Tuệ Nhân Tạo, thị giác máy, nhận dạng giọng nói, cảm biến xúc giác và điều khiển cử chỉ sẽ thúc đẩy khả năng robot vượt xa những gì nó có thể hiện nay, đặc biệt là về quyền tự chủ.”
Trên toàn cầu, hoạt động sản xuất đang trở nên thông minh và hiệu quả hơn. Câu hỏi duy nhất mà các nhà sản xuất nên đặt ra là khi nào họ có thể tự động hóa các nhà máy của mình.
Posts You May Like
Liên kết mạng xã hội với chúng tôi
0 Comments